Đà
Nẵng là địa phương thứ hai sau Thừa Thiên - Huế kiến nghị cho dừng
triển khai các dự án kinh tế có thể tác động đến yếu tố phòng thủ (đọc
trên Tuổi Trẻ ngày 2-12).
Con đường dẫn xuống dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế ở đèo Hải Vân |
Đó
là một đề xuất rất khó trong bối cảnh nhiều địa phương đang “đau đầu”
vì các dự án FDI liên tục giảm những năm gần đây, trong đó có TP Đà
Nẵng.
Trả lời trên Tuổi Trẻ,
nguyên cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng cho rằng “thu
hút FDI nhưng phải đảm bảo an ninh, quốc phòng. Đó là tiêu chí đặt ra
ngay từ đầu trước khi hội nhập”.
Tinh
thần đó vốn đã được quán triệt từ trên xuống dưới và được ban hành từ
rất lâu. Vậy nhưng trên thực tế thì ít nhiều điều đó vẫn cứ xảy ra bởi
lý do “sức ép thu hút FDI”.
Chính
“sức ép” đó đã buộc nhiều địa phương trải thảm đỏ, thậm chí sẵn sàng
đáp ứng hết các yêu cầu của nhà đầu tư mà bất chấp những khuyến cáo vốn
được ghi rất rõ trong các quy định của Nhà nước trước đó.
Nếu
tỉnh, thành phố nào có nhiều dự án FDI, đồng nghĩa với việc địa phương
đó có nguồn thu dồi dào, ổn định. Bản thân người dân sở tại cũng có
nhiều sự lựa chọn trong công ăn việc làm. Và theo đó là uy tín của lãnh
đạo địa phương.
Thế
nhưng, việc ồ ạt kêu gọi cho bằng được mà không có sự chọn lọc thì hậu
quả để lại sau này là điều không thể tránh khỏi, thậm chí bế tắc, không
giải quyết được.
Chưa
nói đến các dự án có yếu tố đe dọa an ninh quốc phòng, mà ngay cả các
dự án FDI có công nghệ lạc hậu ảnh hưởng xấu đến môi trường xin vào đầu
tư, nếu cơ quan tham mưu cho lãnh đạo địa phương có “bộ lọc” kém, không
tỉnh táo thì chỉ dăm mười năm sau địa phương đó sẽ lãnh đủ.
Quay trở lại các dự án phải dừng mới đây cho thấy một sự quản lý rất lỏng lẻo trong đầu tư nước ngoài ở các địa phương.
Không
riêng gì dự án trên đèo Hải Vân mà tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp phép, ngay
tại Đà Nẵng khi Quân khu 5 trong lần đi rà soát lại các khu vực quân sự
trọng yếu gần đây mới lòi ra dự án chuyên canh rau sạch ở huyện Hòa
Vang hay dự án ký túc xá ở Q.Ngũ Hành Sơn.
Quy
trình thẩm tra đối với một dự án FDI vốn được xây dựng rất cụ thể, chi
tiết, nhưng nếu quy trình thẩm tra này không được liên thông giữa các
bộ, ngành với nhau, giữa chính quyền địa phương với các đơn vị đóng chân
trên địa bàn sở tại... thì chắc chắn sẽ còn xảy ra nhiều trường hợp
tương tự như dự án trên đèo Hải Vân hay ở Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn...
Thu
hút FDI để làm giàu cho đất nước, cải thiện kinh tế đời sống cho người
dân là điều mà ai cũng mong muốn. Nhưng thu hút bằng mọi giá để rồi “con
cháu phải gánh hậu quả” thì câu trả lời dứt khoát là “không”.
Đăng Nam (TTO)
0 nhận xét: