Nền kinh tế hiện nay rất cần được chẩn đoán sát thực tế, chứ không phải giấu bệnh, vì như thế sẽ không thể điều trị được.
Liên
tục trong báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội hàng năm, người
dân thường thấy câu “tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có chuyển biến
tích cực. Nền kinh tế tiếp tục phục hồi quí sau tăng trưởng cao hơn quí
trước”. Năm nay cũng không là ngoại lệ và tăng trưởng kinh tế chín tháng
đầu năm nay đạt 5,62%. Đọc đến đây người dân không khỏi băn khoăn ở mấy
điểm sau:
•
Từ năm 2004(*) đến nay, năm nào tăng trưởng của quí sau cũng cao hơn
quí trước, như vậy câu nhận định này đã lặp đi lặp lại trong suốt 10 năm
nay và lúc nào cũng đầy lạc quan. Vậy mà đến năm sau, tình hình kinh tế
vẫn đầy khó khăn và đến gần cuối năm lại phấn khởi vì có “chuyển biến
tích cực”.
•
Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội chín tháng đầu năm
2014 số doanh nghiệp thành lập mới là 52.525, số doanh nghiệp giải thể
và tạm dừng hoạt động 70.117, chiếm trên 20% trong tổng số doanh nghiệp
đang hoạt động.
Đáng
chú ý hơn cả cũng theo báo cáo này có 213.000 doanh nghiệp kê khai lỗ
không phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp, chiếm khoảng 69% số doanh
nghiệp còn lại. Như vậy, chỉ có khoảng 31% số doanh nghiệp còn đang hoạt
động làm ăn có lãi.
Trong
các nhân tố của GDP tính theo thu nhập (gồm thu nhập của người lao
động, thặng dư sản xuất gộp, thuế sản xuất kể cả thuế nhập khẩu trừ đi
phần trợ giá sản phẩm), có thể dễ dàng cảm nhận thu nhập của người lao
động không tăng hoặc tăng không đáng kể, khoản thuế sản xuất cũng không
tăng. Vậy để GDP chín tháng tăng 5,62% theo giá so sánh, hoặc trên 10%
theo giá hiện hành, thì 31% số doanh nghiệp còn lại phải đạt mức lợi
nhuận rất lớn để có thể bù đắp số doanh nghiệp giải thể và báo lỗ còn
lại.
Ngân sách trong những năm gần đây luôn bội chi, đáng lo hơn nữa từ năm 2012, Chính phủ phải liên tục đi vay để đảo nợ, các khoản vay thì năm sau cao hơn năm trước. |
Không
những thế, mức lợi nhuận của 31% doanh nghiệp này còn phải bù đắp phần
thu nhập của người lao động không tăng tại số doanh nghiệp khai lỗ và
phần chênh lệch giữa số doanh nghiệp mới với số đã giải thể và ngưng
hoạt động.
Với
69% số doanh nghiệp báo lỗ thì việc khai thác thêm 1 triệu tấn dầu và
than không thể bù đắp nổi để tăng trưởng GDP như số liệu đã được công
bố.
•
Hơn nữa nếu việc tăng trưởng này là do bán tài nguyên thì đâu phải là
chuyển biến tích cực gì. Bởi vì nó không hướng tới tiêu chí phát triển
bền vững như đã từng công bố.
Một
điểm nữa cần lưu ý thêm trong nguyên tắc tính GDP là việc trợ giá phải
được trừ ra khỏi GDP. Cụ thể là lượng tiền dành cho chương trình bình ổn
giá của một số địa phương cần phải được trừ ra khỏi GDP của các tỉnh
đó.
Hơn
nữa ngân sách trong những năm gần đây luôn bội chi, đáng lo hơn nữa từ
năm 2012, Chính phủ phải liên tục đi vay để đảo nợ, các khoản vay thì
năm sau cao hơn năm trước. Theo báo cáo năm 2014 nợ công tăng lên 60%
GDP, nhưng con số này thực ra vô nghĩa vì GDP có thể lại được “nở” ra
tùy thích. Vì vậy, nên so sánh nợ công với tổng thu ngân sách nhà nước,
con số này đã vượt qua mức được cho là an toàn (25,9% so với 25%) và dự
kiến sẽ tiếp tục tăng lên 31% trong năm 2015.
Hoàng Dược (TBKTSG)
(*) http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621
0 nhận xét: