Trung Quốc tuyên bố sẽ khai thác một mỏ dầu lớn có khả năng cung cấp 6 triệu thùng/năm trên biển Đông. Giới quan sát đánh giá có thể tuyên bố này tiếp tục gây căng thẳng trong khu vực.
Chưa có thông tin chính thức mỏ dầu mà Trung Quốc sẽ khai thác nằm ở đâu trên biển Đông, nhưng không loại trừ khả năng xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam. Bởi vì năm 2012, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã mời thầu thăm dò 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Mới đây là việc đưa giàn khoan khổng lồ HD 981 đến hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trước tuyên bố của Trung Quốc, không thể không chuẩn bị các phương án đối phó. Trung Quốc đã có tiền lệ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, lần này rất có thể lặp lại.
Việt Nam đã bày tỏ thiện chí, tìm kiếp giải pháp tranh chấp bằng đối thoại, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tại nhiều diễn đàn trong nước và quốc tế, lãnh đạo Việt Nam đều phát biểu nêu rõ lập trường như vậy. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về tình hình biển Đông trong kỳ họp vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rõ quan điểm: “Ta mong muốn hai bên chân thành hợp tác để giải quyết những bất đồng giữa hai nước về vấn đề biên giới lãnh thổ trên biển đảo theo luật pháp quốc tế, UNCLOS, theo thỏa thuận lãnh đạo cấp cao hai nước về các nguyên tắc chỉ đạo, ta mong muốn, làm hết sức mình cùng Trung Quốc để có hòa bình hữu nghị hợp tác phát triển cùng có lợi, giải quyết thỏa đáng theo cách hai bên chấp nhận được trên cơ sở luật pháp quốc tế với những vấn đề còn tranh chấp, khác nhau”.
Còn Trung Quốc thì sao, họ không ngừng thực hiện những hành động gây hấn. Cuối tháng 11 vừa qua, hai tàu cá của ngư dân huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc tấn công, mạng sống của ngư dân trên tàu bị de dọa. Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị thiệt hại nặng nề, buộc phải lai dắt vào bờ. Không chỉ hai tàu bị tấn công, nhiều tàu khác của ngư dân Việt Nam cũng lâm vào tình trạng tương tự, bị tấn công và xua đuổi khỏi ngư trường truyền thống của Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa.
Trung Quốc không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích độc chiếm biển Đông. Cả thế giới biết điều này, người Việt Nam ai cũng biết điều này, Trung Quốc cũng không cần che giấu ý đồ của họ.
Riêng đối với Trung Quốc, Việt Nam dùng kế sách “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh” là phù hợp, uyển chuyển, mềm dẻo. Tuy nhiên, tôm cá trên biển Việt Nam đang bị Trung Quốc bắt, tài nguyên dầu dưới lòng biển Việt Nam bị Trung Quốc de dọa khai thác. Kế sách nào để giữ được con cá, giọt dầu?
Chưa có thông tin chính thức mỏ dầu mà Trung Quốc sẽ khai thác nằm ở đâu trên biển Đông, nhưng không loại trừ khả năng xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam. Bởi vì năm 2012, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã mời thầu thăm dò 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Mới đây là việc đưa giàn khoan khổng lồ HD 981 đến hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trước tuyên bố của Trung Quốc, không thể không chuẩn bị các phương án đối phó. Trung Quốc đã có tiền lệ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, lần này rất có thể lặp lại.
Việt Nam đã bày tỏ thiện chí, tìm kiếp giải pháp tranh chấp bằng đối thoại, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tại nhiều diễn đàn trong nước và quốc tế, lãnh đạo Việt Nam đều phát biểu nêu rõ lập trường như vậy. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về tình hình biển Đông trong kỳ họp vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rõ quan điểm: “Ta mong muốn hai bên chân thành hợp tác để giải quyết những bất đồng giữa hai nước về vấn đề biên giới lãnh thổ trên biển đảo theo luật pháp quốc tế, UNCLOS, theo thỏa thuận lãnh đạo cấp cao hai nước về các nguyên tắc chỉ đạo, ta mong muốn, làm hết sức mình cùng Trung Quốc để có hòa bình hữu nghị hợp tác phát triển cùng có lợi, giải quyết thỏa đáng theo cách hai bên chấp nhận được trên cơ sở luật pháp quốc tế với những vấn đề còn tranh chấp, khác nhau”.
Còn Trung Quốc thì sao, họ không ngừng thực hiện những hành động gây hấn. Cuối tháng 11 vừa qua, hai tàu cá của ngư dân huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc tấn công, mạng sống của ngư dân trên tàu bị de dọa. Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị thiệt hại nặng nề, buộc phải lai dắt vào bờ. Không chỉ hai tàu bị tấn công, nhiều tàu khác của ngư dân Việt Nam cũng lâm vào tình trạng tương tự, bị tấn công và xua đuổi khỏi ngư trường truyền thống của Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa.
Trung Quốc không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích độc chiếm biển Đông. Cả thế giới biết điều này, người Việt Nam ai cũng biết điều này, Trung Quốc cũng không cần che giấu ý đồ của họ.
Riêng đối với Trung Quốc, Việt Nam dùng kế sách “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh” là phù hợp, uyển chuyển, mềm dẻo. Tuy nhiên, tôm cá trên biển Việt Nam đang bị Trung Quốc bắt, tài nguyên dầu dưới lòng biển Việt Nam bị Trung Quốc de dọa khai thác. Kế sách nào để giữ được con cá, giọt dầu?
Lê Chân Nhân (Dân Trí)
0 nhận xét: