Từ “Gia tài của mẹ” đến Lý Sơn – Quảng Ngãi

Tin nhắn của người bạn đang ngồi tại Nhà hát Thành phố đêm 26- 11-2011. “ Tôi đang nghe Đàm Vĩnh Hưng hát “ Gia tài của mẹ”. Đàm Vĩnh Hưng hát nhạc Trịnh  và hát thế nào thì lại là vấn đề không bàn ở đây. Cái ngạc nhiên là ca khúc luôn bị cấm hàng chục năm nay đã được cho phép hát chính thứctrong một chương trình ca nhạc[ Dù quần chúng vẫn hát bình thường từ lâu nay ]. Suốt 10 năm thực hiện chương trình kỷ niệm Trịnh Công Sơn ở Bình Quới , mảng “ Ca khúc da vàng” và đặc biệt bài hát này luôn nằm trong sự xét duyệt gay gắt và tất nhiên là không cho phép . Chả lẽ bài hát ấy khi xin phép có trong chương trình của anh Đàm nó chưa kịp …đến tai một anh cầm nắm tư tưởng rất “hắc” của Sài Gòn ? Dù gì thì đấy cũng là tín hiệu tốt cho một mảng ca khúc quan trọng của Trịnh Công Sơn lâu nay luôn gây tranh cãi từ cả hai phía. Mảng ca khúc mà tôi có lần thở dài : Khác với Nhất Chi Mai “chết mới được ra lời”  còn Trịnh Công Sơn thì  “chết vẫn chưa được ra lời”.
Chả biết “Gia tài của mẹ” được chính thức hát lên ở Nhà hát Thành phố đêm ấy có là tín hiệu liên quan gì đến những phát biểu của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ quyền của Hoàng Sa, và năm 1974 quần đảo bị Trung Quốc chiếm đóng  trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn  tức chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Thủ Tướng không dùng từ “ngụy quyền” nữa nhé [ Nghe rằng có nhiều người  chê trách báo Tuổi Trẻ khi đăng tường thuật đã bỏ cụm từ “Việt Nam Cộng Hòa”  của Thủ Tướng ? ].
Từ anh Đàm lan man qua anh Hồ Cương Quyết tức Andre Menras .Andre dự định chiếu bộ phim tài liệu mà anh cùng thực hiện với HTV- Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh chưa lâu. Bộ phim nói về đời sống của ngư dân Lý Sơn – Quảng Ngãi . Phim được Bộ Ngoại giao & Sở Ngoại vụ TP-HCM cho phép thức hiện. André dự định chọn một quán cà phê có không gian thoáng đãng tại khu du lịch Văn Thánh làm nơi trình chiếu. Khi tôi viết những dòng này , thì cũng vừa nhận được tin buổi chiếu phim không được cho phép.
An ninh Phường, Quận đã đến làm việc và thông báo điều ấy với ban giám đốc Văn Thánh, nơi quán cà phê Ami thuê mặt bằng. Lại không rõ André có vì sự hồ hởi đem chiếu sau khi nghe Thủ Tướng chính thức nói về vụ Hoàng Sa hay không ? Chỉ biết ông Tây – Việt tất nhiên là buồn  khi không được phép chiếu dù chiếu nội bộ cho bạn bè xem. Bộ phim này trước đó được chiếu cho ông Sáu Phong – Nguyễn Minh Triết khi còn tại chức Chủ Tịch Nước xem, và ông có đề nghị HTV trình chiếu nhưng vẫn cuối cùng bị cấm chiếu vì khi xem duyệt  “ đồng chí tư tưởng” của Thành Ủy phán “ không có yếu tố của Đảng trong phim !”  và thế là…xong phim .
Tôi – người viết , ngồi cà phê gãi râu lẩm bẩm tự hỏi vậy làm phim gì cho có tính Đảng  nhỉ? Nhà thơ Nguyễn Duy ngồi bên cạnh bật cười bảo:  “ Phim bắt biểu tình!”
Nguồn: Quê Choa blog
Một vài hình ảnh lấy từ Bauxite VN buổi công chiếu Bộ phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát nói về cuộc sống của ngư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) do ông André Menras-Hồ Cương Quyết và Đài Truyền hình TP. HCM (HTV) thực hiện năm 2011 dự kiến sẽ có buổi giới thiệu đoàn làm phim và chiếu ra mắt với các thân hữu vào lúc 17g30 ngày 29-11-2011, tại khu du lịch Văn Thánh (Q. Bình Thạnh, TP. HCM) bị cấm.
Giấy phép của Sở Ngoại vụ TP. HCM xác nhận nội dung của phóng sự này không vi phạm luật báo chí Việt Nam
Từ phải qua: ông André Menras-Hồ Cương Quyết đang trao đổi với GS.TS. Nguyễn Đăng Hưng (Vương quốc Bỉ) và nhà báo David Cyranoski (tạp chí Nature, Hoa Kỳ) trước buổi chiếu dự kiến.
Ban tổ chức cáo lỗi cùng các thân hữu vì buổi chiếu đến giờ chót bị ngăm cấm
Nhà quay phim Nguyễn Hoàng (HTV), người cùng thực hiện bộ phim Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát, đang chia sẻ với ông André Menras-Hồ Cương Quyết
Ông André Menras-Hồ Cương Quyết (bìa trái) nói lên sự thất vọng của mình trước hành động của chính quyền TP.HCM.
Ông André Menras-Hồ Cương Quyết trao tận tay mỗi người đến tham dự những đĩa CD phim Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát

HDTG Blog

Cảm ơn bạn đã ghé thăm.

0 nhận xét:

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN